TRIỆU CHỨNG
Rối loạn lipid máu nhưng không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện bệnh trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Ngược lại, rối loạn lipid máu cũng có thể gây ra một số bệnh tim mạch và có triệu chứng.
Các dấu hiệu thường để phát hiện rối loạn lipid máu thường là khi đã ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận:
- Tức ngực, áp lực ở ngực hoặc đau ngực;
- Hít thở khó khăn;
- Đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai, lưng;
- Tim đập nhanh;
- Ngất xỉu.
- Rối loạn lipid máu biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, khi có sự lắng đọng lipid là:
- Cung giác mạc quanh mống mắt: Có hình vòng tròn hoặc không tròn hoàn toàn, màu trắng nhạt;
- Ban vàng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới: Có thể nằm rải rác hoặc khu trú một khu vực nhất định ở vùng mí mắt;
- Ban vàng ở lòng bàn tay: Xuất hiện ở trong lòng bàn tay và các nếp gấp trong các ngón tay;
- U vàng gân: Xuất hiện ở gân gót chân, gân duỗi các ngón hoặc khớp đốt bàn ngón tay;
- U vàng dưới màng xương: Có thể nhận thấy u vàng ở vùng củ chày trước, đầu xương mỏm khủy;
Các triệu chứng rối loạn lipid máu biểu hiện ở nội tạng:
- Gan nhiễm mỡ: Khi các chất béo có trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến gan. Lượng mỡ trong gan chiếm phần lớn, làm tổn thương gan, tăng nguy cơ viêm gan. Lâu dần có thể khiến chức năng gan bị suy giảm, gây viêm cấp tính;
- Viêm tụy cấp: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn nhiều, sốt khi lượng triglycerid tăng cao;
- Xơ vữa mạch máu: Tình trạng rối loạn lipid máu làm chất béo lắng đọng trong các mô, dần hình thành các mảng xơ vữa, gây xơ vữa mạch máu, có biến chứng viêm loét và vỡ mảng xơ vữa, tạo thành cục máu đông, gây tắc các động mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến tim, gây đau tim với các triệu chứng như đau ngực, khó thở.
Đau chân, đặc biệt khi đi hoặc đứng, là một dấu hiệu của bệnh mạch máu chi dưới do rối loạn lipid máu gây ra.
Một số người có mức cholesterol và chất béo trung tính rất cao, có thể phát triển xanthomas (sự tích tụ cholesterol xuất hiện ở xung quanh mắt, mắt cá chân hoặc khuỷu tay). Tình trạng này cũng không ghi nhận nhiều trường hợp xảy ra và thường phổ biến ở tăng lipid máu gia đình.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lipid máu
Béo phì, ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động là những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu ở thanh thiếu niên và trẻ em. Di truyền cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý. Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất được gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH). Trẻ em nên được kiểm tra FH khi có người thân bị cholesterol cao hoặc bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi nếu là nam và 65 tuổi nếu là nữ.
Nguyên nhân ở các yếu tố nguy cơ khác gây rối loạn lipid máu, bao gồm:
- Tăng huyết áp
- Hút thuốc lá
- Bệnh tiểu đường (type 1 và type 2)
- Bệnh thận
- Suy giáp
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Hội chứng Cushing
- Bệnh viêm ruột (IBS)
THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
- Đan sâm
- Hà thủ ô
- Sơn tra
- Các vị thuốc khác…
CÁCH DÙNG : 10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.