- Nguyên nhân của suy nhược thần kinh
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh khá đa dạng nhưng chủ yếu là do vấn đề căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài trong cuộc sống và công việc.
Thần kinh yếu.
Yếu tố kích thích thần kinh xuất hiện thường xuyên trong môi trường sống như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, điều kiện sống không tốt, môi trường học tập và làm việc nhiều áp lực,...
Các bệnh lý mạn tính gây cảm giác khó chịu kéo dài cho cơ thể như: Viêm loét dạ dày, viêm túi mật, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính...
Chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ, thiếu dinh dưỡng và thiếu năng lượng cho hoạt động của bộ não.
Làm việc quá nhiều nhưng ngủ không đủ giấc, mất ngủ trong thời gian dài.
Nghiện sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc,...
Lao động trí óc kéo dài.
- Dấu hiệu suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh cần được nhận biết và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của suy nhược thần kinh gồm:
2.1. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ hay khó khăn khi ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên của suy nhược thần kinh. Một số người có thể phải trằn trọc mãi mới ngủ được và thức giấc vài lần trong đêm; ngủ không ngon giấc; ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với thường lệ.
Rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này đã tìm đến thuốc an thần, tuy nhiên hầu hết không có kết quả tốt hoặc kết quả không đáng kể. Chính điều này còn làm ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
2.2. Cơ thể mệt mỏi kéo dài
Khi cơ thể làm việc quá sức hoặc sau một ngày dài làm việc thường dẫn đến trạng thái mệt mỏi. Nhiều người cho biết, họ càng ngủ càng thấy cơ thể mệt mỏi và mất sức. Tinh thần khó chịu, bực bội, nằm không yên, giấc ngủ kém khiến chất lượng công việc không cao, chất lượng cuộc sống giảm sút. Đồng thời, có thể xuất hiện 1 số triệu chứng khác như: Nhịp tim tăng, thở gấp, tức ngực, hồi hộp, đau tức dạ dày,...
2.3. Thay đổi tâm trạng
Tâm trạng lên xuống thất thường xảy ra trước hiện tượng suy nhược thần kinh, bao gồm: Dễ giận dữ, nổi nóng kết hợp với cảm giác tội lỗi hoặc ăn năn, dễ xúc động, dễ khóc, có lúc im lặng tuyệt đối.
2.4. Ngại giao tiếp với người xung quanh
Do bộ não mất cân bằng serotonin nên người bị suy nhược thần kinh thường bị căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người, nhất là ở nơi đông người. Vậy nên, họ có xu hướng né tránh mọi người, tự cô lập và ở một mình. Khi căng thẳng quá độ, họ có xu hướng tự cô lập và dành năng lượng để đối phó với sự căng thẳng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm.
2.5. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung
Việc não bộ bị suy giảm chức năng sẽ khiến cho người bị suy nhược thần kinh rất khó để tập trung, nhất là trong giải quyết những vấn đề mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc và học tập, giảm hiệu quả công việc và khả năng phát triển của bản thân.
2.6. Hoảng loạn
Khi rối loạn lo âu kéo dài, tình trạng suy nhược thần kinh nặng hơn, những cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện. Cảm xúc luôn trong trạng thái tràn ngập cảm xúc sợ hãi, không thể kiểm soát tinh thần và bản thân. Cùng với điều đó, người suy nhược thần kinh thường cảm thấy lo lắng và rơi vào trạng thái tiêu cực, suy nghĩ quá mọi việc lên, luôn sống trong bế tắc. Khi gặp tình trạng này, điều đầu tiên cần làm là cố gắng kiểm soát hơi thở, thở chậm hơi, dài hơi hơn.
2.7. Các dấu hiệu khác
Khi bị suy nhược thần kinh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan như:
Dấu hiệu cơ xương khớp: Đau mỏi cột sống, mỏi cổ, nhức cơ, đau thắt lưng,...
Dấu hiệu thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn cảm giác.
Dấu hiệu về tiêu hóa: Mất cảm giác thèm ăn, táo bón, chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi,...
THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
- Đương quy
- Bạch thược
- Hương phụ
- Liên kiều
- Các vị thuốc khác…
CÁCH DÙNG : 10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.