• Cửa hàng

Cửa hàng

  • 110,000 đ
    TRIỆU CHỨNG
    1. Đi tiểu thường xuyên
    2. Cảm thấy rất khát
    3. Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
    4. Mệt mỏi nhiều
    5. Nhìn mờ
    6. Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
    7. Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
    8. Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)
    THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
    1. Sinh địa
    2. Hoài sơn
    3. Sa sâm
    4. Mạch đồng
    5. Hoàng liên
    6. Hoàng Kỳ
    7. Các vị thuốc khác…
     CÁCH DÙNG :  10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị  
  • 200,000 đ
    TRIỆU CHỨNG Người bị tâm thần phân liệt không thể nhận biết bản thân có các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, những người xung quanh có thể nhận ra những dấu hiệu bất thường của họ. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh tâm thần phân liệt.
    1. Ảo tưởng
    Ảo tưởng là những ý nghĩ sai lầm không dựa trên thực tế. Ví dụ, người bệnh cho rằng mình đang bị tổn hại hoặc quấy rối. Hay một số cử chỉ hoặc nhận xét đang nhắm vào họ. Họ cũng nghĩ rằng mình có khả năng hoặc đặc điểm nổi trội, thậm chí có người khác đang để ý. Người hoang tưởng luôn suy nghĩ rằng sẽ có thảm họa lớn sắp xảy ra. Ảo tưởng xảy ra ở hầu hết người bị tâm thần phân liệt.
    1. Ảo giác
    Ảo giác thường liên quan đến việc nhìn hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại. Tuy nhiên, với người tâm thần phân liệt, ảo giác có thể chi phối và tác động đến họ như 1 điều bình thường. Ảo giác có thể xảy ra ở bất kỳ giác quan nào.
    1. Rối loạn tư duy và lời nói
    Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp suy nghĩ của mình khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng tương tự như việc người bệnh gặp khó khăn trong việc tập trung vào một chủ đề hoặc suy nghĩ lộn xộn, đến mức mọi người không thể hiểu được họ.
    1. Rối loạn vận động
    Rối loạn vận động ở người bệnh tâm thần phân liệt là những cử động ngốc nghếch như hành vi của trẻ con. Ngoài ra, rối loạn có thể biểu hiện dưới dạng lặp đi lặp lại những hành động không chủ đích. Khi hành vi ở mức nghiêm trọng, nó có thể gây ảnh hưởng trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như chứng căng trương lực. Triệu chứng này biểu hiện như thể người bệnh đang trong tình trạng choáng váng, ít cử động hoặc phản ứng với môi trường xung quanh.
    1. Triệu chứng tiêu cực
    Triệu chứng tiêu cực đề cập đến việc người bệnh giảm hoặc thiếu khả năng hoạt động bình thường. Ví dụ, người bệnh có thể bỏ bê việc vệ sinh cá nhân hoặc không biểu lộ cảm xúc (không giao tiếp bằng mắt, thay đổi nét mặt hoặc nói giọng đều đều). Ngoài ra, người bệnh có thể không hứng thú với các hoạt động hàng ngày, xa rời xã hội hoặc thiếu khả năng trải nghiệm niềm vui.
    1. Ý nghĩ và hành vi tự sát
    Khoảng 5% – 6% số người mắc tâm thần phân liệt có ý nghĩ tự sát. Khoảng 20% ​​người bệnh cố gắng thực hiện việc này. Tự tử là nguyên nhân chính gây tử vong sớm ở người trẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến bệnh tâm thần phân liệt làm giảm tuổi thọ trung bình xuống 10 năm. Nguy cơ tự tử tăng lên ở người mắc bệnh tâm thần phân liệt, nhất là khi họ cũng mắc chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Ngoài ra, nguy cơ cũng tăng lên ở người có triệu chứng trầm cảm hoặc vừa trải qua cơn loạn thần. Nguy cơ tự tử cao nhất với người mắc bệnh tâm thần phân liệt ở giai đoạn cuối đời. Những người này họ luôn cảm thấy đau buồn và thống khổ. Vì vậy, các trường hợp này có nhiều khả năng thực hiện hành vi tự sát. THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
    1. Long đảm thảo
    2. Sơn chi tử
    3. Thục đại hoàng
    4. Hoàng liên
    5. Các vị thuốc khác…
     CÁCH DÙNG :  10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị
  • 200,000 đ
    1. Nguyên nhân mộng du
    • Vấn đề về hệ thống thần kinh trung ương: Hiện tượng mộng du xuất hiện được cho là do sự rối loạn trong quá trình ngủ mơ, khi mà cơ thể không thể “tắt” các phản ứng vật lý để ngăn cản việc di chuyển. Những người mắc bệnh mộng du có vẻ không nhận được tín hiệu “tắt” này từ não bộ, cho phép họ vận động khi vẫn đang mơ.
    • Bệnh Parkinson và các rối loạn vận động khác: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mộng du có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson và các rối loạn vận động khác liên quan đến việc hủy hoại neuron sản sinh dopamine trong não. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh mộng du đều sẽ phát triển bệnh Parkinson.
    • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị trầm cảm, thuốc ngủ, tăng huyết áp… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mộng du.
    • Căng thẳng quá mức: Áp lực, căng thẳng, stress kéo dài… là những nguyên nhân có thể dẫn đến mộng du, não bộ không thật sự nghỉ ngơi kể cả khi người bệnh đang ngủ.
    • Yếu tố di truyền: Một số bằng chứng cho thấy bệnh mộng du có thể di truyền. Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh mộng du có nguy cơ cao hơn mắc căn bệnh này.
    • Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như bàng quang đầy nước tiểu khi đi ngủ, thay đổi môi trường ngủ, môi trường ngủ có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn… cũng làm tăng nguy cơ bị mộng du.
    1. Đối tượng nào dễ bị mộng du
    Mộng du thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và cả khi đã trưởng thành. Một số đối tượng có nguy cơ bị mộng du bao gồm:
    • Trẻ em: Trẻ em trong quá trình phát triển, thường xuyên thay đổi lịch ngủ hoặc đang trải qua các giai đoạn căng thẳng do học tập hay chuyển nhà, chưa thích nghi được với phòng ngủ mới… có thể bị mộng du.
    • Người có người thân trong gia đình bị mộng du: Một số nghiên cứu cho thấy có yếu tố di truyền đối với người bệnh mộng du.
    • Người có lịch trình ngủ không ổn định hoặc ngủ không đủ giấc: Bạn có thể bị mộng du nếu không có lịch trình ngủ ổn định, thiếu ngủ hoặc thường xuyên gặp tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
    • Những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần: Những người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm hoặc stress nghiêm trọng có thể bị mộng du.
    • Những người thường dùng chất kích thích hoặc thuốc: Người dùng chất kích thích như caffeine, thuốc lá hay rượu bia có thể bị mộng du. Một số loại thuốc cũng có thể gây mộng du như thuốc ngủ, thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm.
    1. Triệu chứng mộng du
    • Thực hiện các hành động phức tạp trong khi ngủ: Người bệnh có thể đi dạo, ăn uống, thậm chí lái xe hoặc thực hiện các hành động khác trong khi vẫn đang ngủ.
    • Cuộc nói chuyện trong lúc ngủ: Người mộng du có thể nói chuyện với người khác trong khi vẫn đang ngủ. Các cuộc hội thoại có thể không mạch lạc và khó hiểu.
    • Hoạt động với mắt mở: Người mộng du thường mở mắt và có thể trông như họ đang thức nhưng thực tế là vẫn còn ngủ.
    • Không nhớ gì sau khi thức dậy: Những người mắc bệnh mộng du cho biết, họ thường không có bất kỳ ký ức nào về những gì bản thân đã làm trong lúc ngủ.
    THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
    1. Cam thảo
    2. Đại táo
    3. Sinh địa
    4. Táo nhân
    5. Các vị thuốc khác…
  • 150,000 đ
    TRIỆU CHỨNG
    1. Tiểu nhiều, 3 - 20 lít/ngày, có thể lên tới 40 lít/ngày;
    2. Tiểu thường xuyên, thường cách nửa tiếng một lần trong cả ngày;
    3. Thức dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu;
    4. Cảm thấy khát dù uống nhiều nước, đặc biệt là nước lạnh;
    5. Mất nước, nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không uống đủ nước để bù vào lượng nước bị mất qua nước tiểu. Triệu chứng của mất nước gồm đau đầu, khô miệng lưỡi, khô da, chóng mặt, choáng, chuột rút, lơ mơ, bất tỉnh;
    6. Mệt mỏi và giảm tập trung do thiếu ngủ vì phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm;
    7. Trẻ mắc đái tháo nhạt thường quấy khóc, khó dỗ, tiểu dầm vào ban đêm, tiểu không tự chủ vào ban ngày, chậm phát triển, chán ăn, thiếu cân và mệt mỏi.
    THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
    1. Hoàng kỳ
    2. Thăng ma
    3. Đoạn mẫu lệ
    4. Cam thảo
    5. Trần bì
    6. Các vị thuốc khác…
     CÁCH DÙNG :  10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị
  • 200,000 đ
    1. Cấu tạo và chức năng
    Cấu tạo của dây thần kinh sinh ba gồm 3 phần: cảm giác, vận động và các nhánh nhỏ. Dây thần kinh sinh ba là một trong 12 cặp dây thần kinh gắn liền với não. Có hai dây thần kinh sinh ba riêng biệt, nằm ở mỗi bên của khuôn mặt. Các dây thần kinh này chịu trách nhiệm mang lại cảm giác đau ở mặt và những cảm giác khác. Mỗi dây thần kinh có ba nhánh dẫn truyền cảm giác từ nhánh mắt (nhanh trên), nhánh hàm trên (nhánh giữa) và nhánh hàm dưới (nhánh dưới) của khuôn mặt, khoang miệng, đến não.
    • Nhánh mắt mang lại cảm giác cho hầu hết phần da đầu, trán và xung quanh mắt.
    • Nhánh hàm trên kích thích má, hàm trên, môi trên, răng lợi và một bên mũi.
    • Nhánh hàm dưới cung cấp các dây thần kinh cho hàm dưới, răng lợi và môi dưới.
    Nhiều hơn một nhánh thần kinh có thể bị ảnh hưởng bởi rối loạn này. Hiếm khi, tình trạng đau xảy ra ở cả hai bên mặt cùng lúc (được gọi là đau dây thần kinh sinh ba hai bên) mà đau vào các thời điểm khác nhau.
    1. Nguyên nhân
    Đau dây thần kinh sinh ba có thể đến từ nhiều nguyên nhân:
    • Do chèn ép mạch máu: mạch máu đè lên dây thần kinh sinh ba gây mòn hoặc làm hỏng lớp phủ bảo vệ quanh dây thần kinh (bao myelin).
    • Do mắc bệnh lý: Các triệu chứng TN cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh đa xơ cứng (căn bệnh gây ra sự suy giảm bao myelin của dây thần kinh sinh ba). Hiếm khi các triệu chứng của TN được gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh từ một khối u, hoặc một đám rối của động mạch và tĩnh mạch được gọi là dị dạng động mạch.
    • Do chấn thương: Tổn thương dây thần kinh sinh ba (có thể là kết quả của phẫu thuật xoang, phẫu thuật miệng, đột quỵ hoặc chấn thương mặt) cũng được xem xét là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở mặt.
    1. Triệu chứng
    Triệu chứng đau của TN có thể xuất hiện theo từng cơn với cảm giác co thắt mạnh, giống như điện giật. Đau thường xảy ra ở một bên mặt và có thể do âm thanh hoặc xúc giác gây ra. Đau cũng có thể được kích hoạt bởi các hành động thường ngày, bao gồm:
    • Đánh rang
    • Cạo râu
    • Trang điểm
    • Chạm vào mặt
    • Ăn uống
    • Nói chuyện
    • Làn gió mạnh thổi thốc vào mặt
    Một đợt đau có thể kéo dài theo ngày, tuần hoặc tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn thuyên giảm. Tình trạng bệnh có thể tiến triển, với các cơn đau ngày càng nghiêm trọng và tần suất dày hơn. Trong một số trường hợp, cơn đau còn kèm theo cảm giác nhức nhối liên tục. THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
    1. Xuyên khung
    2. Bạch chỉ
    3. Tế tân
    4. Các vị thuốc khác…
     CÁCH DÙNG :  10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị
  • 150,000 đ
    1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể chữa được hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, các vết loét có thể tiến triển sâu và nhiều hơn. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh, gồm:
    – Hẹp môn vị – Thủng dạ dày – Xuất huyết tiêu hóa – Ung thư dạ dày
    1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
    - Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tìm hiểu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn Helicobacter pylori (còn được gọi là vi khuẩn HP) là một loại vi khuẩn tồn tại bên trong dạ dày, tá tràng người bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn HP làm tổn thương niêm mạc và gây ra những vết loét bằng cách sản sinh một loại men trong môi trường acid dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy. Từ đó dẫn đến việc người bị nhiễm vi khuẩn HP có khả năng cao bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các loại bệnh về đường tiêu hóa khác. - Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thuốc kháng viêm không steroid, hay còn được gọi là NSAID, là một loại thuốc có công dụng giảm đau phổ biến và người bệnh có thể tự mua mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại thuốc kháng viêm này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc phải những bệnh về đường tiêu hóa và viêm loét dạ dày tá tràng .
    1. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
    Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ thể mà mỗi người sẽ có những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau. Thậm chí, một số bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không triệu chứng. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh gồm: – Xuất hiện các cơn đau thượng vị – Đau nhói hoặc đau rát thượng vị 2 đến 5 tiếng sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm – Buồn nôn và nôn mửa – Chướng bụng, đầy hơi Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số triệu chứng báo động khả năng biến chứng chảy máu và ung thư: – Phân đen hoặc có lẫn máu đỏ – Nôn mửa nhiều, có lẫn máu – Giảm cân đột ngột, không lý do – Thiếu máu không rõ lý do – Nuốt nghẹn kéo dài – Sờ được khối u ở bụng THANG THUỐC - SẮC UỐNG GỒM CÁC VỊ THUỐC
    1. Bối mẫu
    2. Sinh cam thảo
    3. Đảng hoàng phấn
    4. Hoàng liên
    5. Các vị thuốc khác…
    CÁCH DÙNG :  10 thang thuốc sắc uống / đợt điều trị  

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0904 838 395
0904838395